Rebel without a cause [1]


Long Vân : Cha John Wayne như là cục cưng của nước Mỹ vậy. Tham gia toàn phim có kỹ thuật tốt nhất, diễn cặp với những nữ minh tinh đẹp tới mức hoang đường. Mje, đéo hiểu, dù hắn diễn nội tâm chán vl. Chỉ cần có cái bản mặt hắn là hết muốn coi rồi.

Triều Dương : Chống cộng quyết liệt và được các nghị sĩ ưa dùng làm biểu tượng tuyên truyền cho sức mạnh Mỹ quốc. Hắn có cái khinh khỉnh của kẻ nửa mùa, chứ diễn xuất thì như loz. Và phim nào có hắn thì phải nói là đẹp long lanh về khoản quay phim, nhiếp ảnh, nhưng diễn vai cao bồi thì tệ hơn cả Clint Eastwood.

Long Vân : Những kẻ như này làm cho điện ảnh mất giá trị nghệ thuật và dễ lâm vào tình trạng suy thoái.

Triều Dương : Uh, nói chung cũng phản ánh cái goût khó hiểu của người Mỹ một thời. Cũng là giai đoạn mà Mỹ tự mãn sau cuộc Đệ Nhị thế chiến nên rất thích hình tượng anh hùng, nam tính, trượng nghĩa.

Long Vân : Thì vấn đề là vẫn phải có lớp công chúng nào đó thích dòng phim cao bồi nên hắn mới liên tục sản xuất.

Triều Dương : Chứ như Clint Eastwood thì toàn vai phản anh hùng, sống thực dụng, có cả mặt tốt và xấu, vô cảm nếu không liên quan đến mình. Vả lại, thời đó tình hình kinh tế và chính trị quyết định goût của một bộ phận dân Mỹ. Ngủ say sưa dưới hào quang thế chiến mà ông, lúc nào cũng anh hùng và anh hùng. Phim của Sergio Leone mới chỉ được đánh giá lại vào khoảng 30 năm trở lại đây thôi, nó chứng tỏ goût người Mỹ sau Đệ Nhị thế chiến ngày càng tệ, đến nỗi dòng phim Viễn Tây Mì Ống mà còn không xem nổi.

John Wayne and Lana Turner in the movie Sea chase

Long Vân : Chẳng bằng một góc James Dean, diễn chỉ ba phim mà khắc tên mình như một huyền thoại.

Triều Dương : À, nhắc đến tay James Dean, tôi xem Rebel without a cause rồi đấy. Hắn là biểu tượng của giới trẻ một thời, nhưng cái khốn nạn là Rebel without a cause công chiếu năm 1955 đúng khi hắn chết vì tai nạn giao thông.

Long Vân : Một phần vì cái chết mà James Dean thành huyền thoại, nhưng thực sự gã này diễn nội tâm rất giỏi, sống lâu thêm vài năm sẽ còn vang danh hơn.

Triều Dương : Cực hay luôn ấy ! Tôi mới xem Rebel without a cause thôi nhưng đã bị mê hoặc rồi. Phim này có thể nói là tiền lệ khắc họa các vấn đề tâm lý và tội phạm vị thành niên. Đương thời chưa nhiều người nhìn ra được đâu, bi kịch do gia đình bỏ bê đấy ông. Có thể coi phim đó như sự cảnh tỉnh tương tự như Mùa lá rụng, và cái kết thì cũng rất mở, chưa giải quyết được mâu thuẫn.

Long Vân : Sau thời của James Dean thì văn hóa gia đình của nước Mỹ bắt đầu tan rã, đỉnh điểm là cuộc xâm lăng của The Beatles năm 1964, con trai con gái đua đòi bỏ nhà đi bụi và quan hệ tình dục bừa bãi. Ông thấy đấy, Hollywood thời hoàng kim đã cảnh báo rất nhiều khuyết tật của xã hội đương đại, mà hầu như đều trở nên vô cùng tệ hại ở các giai đoạn sau. Như tại nước Mỹ chẳng hạn, hầu như không còn ý niệm “family” gì nữa. Tôi coi sinh bình của các minh tinh thế hệ 1930s ấy, đa số đều chỉ kết hôn với một người và sống rất hạnh phúc, nhưng từ Liz Taylor trở đi thì người nào cũng từ 2-3 cuộc hôn nhân trở lên hoặc có khi chỉ một cuộc và kéo dài vài năm, nó cho thấy thế hệ sau có lối sống rất cô độc.

Triều Dương : Họ không gắn kết được nữa, vì các giá trị truyền thống đã manh nha suy tàn và không còn điểm tựa để bấu víu. Cũng cho nên truyện quan hệ nam nẽ được coi như một lạc thú thay vì đồng cam cộng khổ hoặc thấu hiểu lẫn nhau. Chính trị Mỹ thì luôn biến động, lúc hùng cường lúc bạc nhược, nhưng xã hội từ thập niên 1960 trở đi chứng kiến một sự suy vi, khởi đầu là tan rã hệ thống gia đình hạt nhân kèm các giá trị đạo đức bảo thủ truyền thống. Nên cũng không có gì khó hiểu khi Anh quốc dần quay lại chủ nghĩa cô lập, vì chính The Beatles khởi xướng hippie cơ mà. Nhưng sau này hippie kiểu Mỹ còn độc hại hơn tiền nhân của nó, rủi như không co cụm lại thì văn hóa Anh đã nát như tương rồi.

James Dean Rebel in the movie Without a cause

Long Vân : Thực ra Âu châu mới trở nên khép kín là sau sự kiện Berlin Wall sụp đổ thôi, còn nước Mỹ thì không có nhiều biến đổi kể từ hippie.

Triều Dương : Âu châu cũng chứng kiến thảm họa do hippies gây nên rồi, còn Mỹ thì chưa đầy một thế hệ (khoảng 20-30 năm) mà đã có quá nhiều biến động. Chẳng giá trị nào tồn tại lâu dài cả, việc khước từ các giá trị truyền thống và triều lưu thế tục hóa, tự do hóa đem di hại đến ngày hôm nay chưa dứt. Nước Mỹ đương đại khiến tôi hình dung đến giai đoạn đêm trường trung cổ ấy.

Categories: ☺ TÙNG THOẠI | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.